Tranh cãi Giải_Nobel_Văn_học

Giải Nobel Văn học từ lâu đã có một số tranh cãi trong dư luận và giới chuyên môn. Từ năm 1901 đến năm 1912, với cách diễn dịch nguyện vọng của Nobel là trao giải cho những tác giả theo khuynh hướng "duy tâm", ủy ban đã bỏ qua rất nhiều tác giả nổi tiếng thế giới lúc bấy giờ như Lev Tolstoy, Henrik Ibsen hay Émile Zola.[3]. Trong quãng thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới thứ nhất và vài năm sau đó, ủy ban trao giải đã áp dụng chính sách trung lập, dẫn đến việc ưu tiên tác giả từ những nước không tham chiến hơn là các tác giả đến từ các nước tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất vốn đều là các quốc gia có nền văn học phát triển.[3].

Năm 1974, ba tác giả nổi tiếng thế giới là Graham Greene, Vladimir NabokovSaul Bellow đều được đề cử, nhưng giải thưởng lại lọt vào tay các tác giả người Thụy Điển ít tên tuổi hơn là Eyvind JohnsonHarry Martinson, vốn cũng nằm trong ủy ban xét tặng giải thưởng này. Sau đó Bellow được trao giải năm 1976 nhưng Greene và Nabokov thì không bao giờ được xét tặng giải thưởng này nữa.

Người được tặng Giải Nobel Văn học năm 1997Dario Fo thoạt tiên chỉ được một số nhà phê bình coi là một ứng cử viên nhẹ ký vì tác giả này thường được biết tới như là một diễn viên hơn là một nhà văn, vả lại Giáo hội Công giáo Rôma cũng đã từng chỉ trích tác phẩm của Fo. Theo nhà xuất bản của Dario Fo ở Luân Đôn thì Salman RushdieArthur Miller mới là những người được dự đoán sẽ giành giải, tuy nhiên những nhà tổ chức đã tuyên bố rằng hai nhà văn này là "quá dễ dự đoán và quá phổ biến" (too predictable, too popular)[4].

Lựa chọn của Viện Hàn lâm Thụy Điển cho giải thưởng năm 2004, nữ nhà văn Áo Elfriede Jelinek, đã bị chỉ trích từ ngay trong thành phần viện sĩ của Viện. Knut Ahnlund (người đã không còn thực sự hoạt động ở Viện Hàn lâm từ năm 1996) đã từ chức và nói rằng việc lựa chọn Jelinek đã gây ra những thiệt hại không thể bù đắp được cho danh tiếng của giải[5].